Hành trình từ mắm tép đu đủ thành đặc sản mắm tôm chua xứ Huế
Những con tôm đỏ rực bắt mắt, kèm với ít đủ đủ, củ giềng, tỏi, ớt…sẽ đánh thức tất cả vị giác trong bạn. Tương truyền mắm tôm chua chua được Thái hậu Từ Dụ đích thân truyền dạy. Đây là một trong những đặc sản tiến vua của cung đình Huế. Ngày nay mắm tôm chua được biết đến rộng rãi và được xem là một trong những đệ nhất đăc sản Huế
Mắm tép đu đủ Gò Công
Miền Gò Công – Tiền Giang vốn dĩ nổi tiếng với các sản vật đặc trưng của kiểu thổ nhưỡng nước lợ. Cá dứa, cá chỉ vàng, tôm đất..là ba trong những sản vật được chế biến thành những đặc sản nổi tiếng của Long An.
Trong đó con tôm bạc hay tôm đất là sản vật được ưa thích nhất trong ẩm thực của vùng quê này. Trong tất cả các loại tôm, thì tôm đất được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra tôm đất có vỏ mỏng, ít tanh nên rất dễ chế biến thành các món ăn.
Con tôm đất thường nhỏ hơn các loại khác nên người miền tây gọi là tép. Người Gò Công dùng nó cho một đặc sản dân dã của quê mình là mắm tép đu đủ.
Món mắm tép đu đủ được chế biến khá đơn giản chính như cái tánh cách của người miền tây vậy. Tuy nhiên nếu đã một lần được thưởng thứ đặc sản Gò Công này chắc chắn sẽ mãi không quên.
Giai thoại về đặc sản mắm tôm chua trứ danh xứ Huế
Về xứ Gò Gòn chắc chắc bạn sẽ được nghe giai thoại về hành trình món mắm tép đu đủ. Từ một đặc sản dân dã miền tây nó đã trở thành một trong những đặc sản tiến vua.
Giai thoại ấy kể về cô gái Phạm Thị Hằng của xứ này. Bà sau này chính là Từ Dụ Thái Hậu của triều Huế. Thuở còn là thiếu nữ, bà đã rất thích nấu ăn, và tìm hiểu về các đặc sản quê hương. Đến khi được tiến cung và trở thành Qúy Phi của vua Thiệu Trị, bà mới thử làm món này và dâng lên vua. Vốn đã thưởng thức qua tất cả sơn hào hải vị trong thiên hạ nên Vua Thiệu Trị cho rằng món này cũng chẳng có gì lạ. Nhưng vì chiều lòng người đẹp nên mới thưởng qua.
Quả nhiên vua cảm giác như đây là một sản vật cực kỳ ngon mà trước đây mình chưa ba giờ được nếm thử. Hỏi ra mới biết đó chính là đặc sản quê hương của Nhất Gia Quý Phi. Từ đó bà lại càng được vua yêu quí hơn. Món mắm tôm chua này cũng trở thành một trong những yêu thích thích nhất của bậc đế vương.
Về sau món ăn này được lan truyền ra dân gian và rất được lòng người xứ Huế
Cách làm mắm tôm chua ngon chuẩn vị
Để có được món mắm tôm chua hoàn hảo thì nhất định phải kiếm cho bằng được con tôm đất. Con tôm này sống chủ yếu ở những vùng nước lợ và rất sạch sẽ. Người miền tay thường thu mua sản vật này ở các tỉnh ven biền như Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau…để làm món mắm tép đu đủ.
Riêng đối với Huế thì Phá Tam Giang chính là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho đặc sản này. Con tôm đất của Phá Tam Giang lại có nét đặc trưng riêng biệt của mình. Theo người Huế xưa, sản vật trong đầm này ngon nhất, không nơi nào sánh bằng.
Sau khi có được nguyên liệu, chính là quá trình sơ chế. Con tôm phải ngâm qua với nước muối tầm 30 phút. Sau rửa qua với nước sạch, để ráo. Dùng tay cẩn thận tách bỏ phần đầu và phần chỉ lưng màu đen. Cho chút rượu trắng vào lượng tôm đã sơ chế này, ướp đều khoảng 15 phút. Bước này giúp thịt tôm săn lại, và loại bỏ mùi tanh.
Chuẩn bị củ riềng thái sợi, tỏi băm, ớt…Cho tất cả các loại gia vị này vào trộn chung với lượng tôm lúc nãy.
Đu đủ, chọn loại già, gọt vỏ và cắt sợi. Đem phơi nắng tầm 30 phút cho săn lại.
Đến phần nấu nước cốt. Cho khoảng ít nước vào nồi đun sôi. Sau đó cho nước mắm cốt, đường, gia vị theo công thức có sẵn và đun sôi lần nữa. Sau đó tắt bếp, để nguội.
Chuẩn bị hủ thủy tinh hoặc sành để đựng. Lần lượt cho lượng tôm đã tẩm ướp, đu đủ, nước cốt vào hủ đã chuẩn bị sẵn. Lớp trên cùng có thể cho một lớp lá chùm ruột hay lá ổi. Lưu ý hủ đựng phải được rửa sạch, phơi nắng và tráng qua nước sôi.
Đem phơi nắng 3-5 ngày khi con tôm chuyển qua màu đỏ là có thể ăn được.
Mắm tôm chua ăn với món gì ngon và cách bảo quản
Nói đến mắm tôm chua chắc chắn dân sành ăn sẽ nghĩ đến thịt ba rọi và rau sống. Đây có thể nói là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn. Cái vị béo của thịt ba rọi, độ dai, bùi của con tôm chua cùng ít rau sống sẽ khiến đạn đê mê.
Mắm tôm chua lại là món không thể thiếu trong những ngày lễ tết. Chính cái màu đỏ au của con tôm đã làm cho không khí càng thêm ấm áp. Đã vậy cái vị chua nhẹ của con tôm sẽ làm tan cơn ngáy mà thịt, mỡ mang lại.
Đối với món mắm tôm chua thì cách bảo quản cũng rất khắt khe. Đặc sản Huế này chỉ nên sử dụng trong vòng 90 ngày kể từ ngày cho lên men. Sau đó nếu dùng không hết thì bắt buộc bạn phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối phải dùng đũa, muỗng sạch để lấy tôm ra. Tránh dùng đũa đang sử dụng vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trên phần đũa này tiếp cận được phần mắm còn lại. Từ đó sẽ làm hư hỏng đến món ăn của chúng ta.
Nếu bạn ở Tp.HCM hay các thành phố lớn để tìm mua được món mắm tôm chua ngon thật sự không dễ. Bạn phải biết chọn đúng cửa hàng có uy tín và công bố sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tránh trường hợp mua trúng hàng dòm, hàng có hóa chất bảo quản.