Mục Lục
Rau Chạy ( Đọt choại ) – Thứ Rau Dại Gây Thương Nhớ Của Người Miền Tây
Rau đồng, cỏ dại là một thứ gì đó đã gắn bó với đời sông người miên tây sông nước tự bao đời. Những nhánh bông lục bình, những bụi cỏ năn, bồn bồn…đã gắn bó với bà con từ thuở mở cõi. Những bữa cơm vội ngoài đồng, bà con hái thêm ít rau dại làm đồ ” bổi “. Thế mà nó ngon không thể tả. Bữa nào hái được mớ rau chạy thì hôm đó xem như được một bữa thật ngon. Cái bụng được một phen no nê.
Cái tên ” Rau Chạy ” từ đâu mà có
Rau chạy, rau choại hay đọt choại chột…những cái tên nghe thật lạ tai. Bà con xứ Đồng Tháp Mười tụi tui lớn lên đã nghe mấy ông bà già gọi vậy rồi. Mỗi nơi gọi mỗi kiểu, tùy theo âm ngữ vùng mình. Riết cũng không ai tìm hiểu ý nghĩa của cái tên này là gì nữa.
Chỉ nghe có câu hát truyền tai nhau từ thời xưa như thế này:
Rủ nhau lên đất Bảy Làng
Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương
Choại chột thì chấm nước tương
Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm.
Ở cái xứ Tui, mỗi lần nấu lẩu, hay thèm đồ bổi chấm mắm kho là sấp nhỏ ra chạy men ra mé sông. Giữa đám lau lách rậm rập luôn có mớ đoạt choại xanh mướt, mơn mởn đang hướng thẳng lên bầu trời.
Loại rau dại này thực ra là một thực vật họ dương sỉ, thân dây tương tự cây rau dớn. Cứ dây dài ra tới đâu thì ngay đốt lá lại có rễ đâm sau vào đất. Hình thành một bụi mới. Có thể do cách sinh trưởng độc đáo này mà ông bà ta đặt cho nó cái tên ” rau chạy “.
Ký ức của người miền tây và thứ rau dại này
Cái thuở mở cõi, con người và thiên nhiên hòa làm một. Người miền tây lại chất phát, giản dị trong lối sống, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Mớ đọt choại ngoài đồng với vài con cá rô dưới ao là chủ nhà đã có được bữa cơm thật đầm ấm. Cái chan chát của rau chọai, cái béo ngậy của con cá rô đồng làm cho lũ trẻ cứ tấm tắt khen ngon.
Hay những buổi chiều cao hứng, đám thanh niên trong xóm tụ tập với mấy con cá khô, thêm mớ đoạt choại mơn mởn. Cá khô cho lên bếp dầu, chiên nhỏ lửa đến khi vừa chuyển màu vàng nghệ là được. Mớ đọt choại cho vào nồi nước đang sôi, rồi nhanh tay gắp ra dĩa. Thế là đã có ngay dĩa mồi thật bén cho đám trai làng lai rai tới tối. Những câu chuyện trên trời, dưới nước cứ thế mà kéo dài như bất tận. Mặc kệ ngoài kia tiếng gió rít qua kẽ lá, tiếng con nước vỗ về bờ đê.
Rau chạy nấu món gì ngon
Cứ sau mỗi cơn mưa là đám rau chạy thi nhau hướng mình lên đón ánh nắng. Đầu lá non mơn mởn cong mình lại như những con cuốn chiếu. Tụi nhỏ thi nhau hái mỗi đứa cả nón lá mang về cho bà, cho mẹ. Phần thưởng cho chúng sẽ là những món ngon được làm từ mớ rau dại này.
- Rau choại luộc chấm nước tương: Đâu phải nhà nào cũng đầy đủ cơm trắng, gạo ngon. Những gia đình tá điền xưa chủ yếu làm ruộng thuê cho địa chủ. Cơm canh là những thứ lượm lặt được ngoài đồng. Hôm nào mà được ít gạo để nấu cơm, lại có mớ rau chạy luộc chấm với nước tương nữa thì đã là quý lắm rồi. Lại hôm nào có được ít mắm cá linh, cá chốt chấm chung nữa thì hao cơm lắm.
- Đọt choại luộc ăn kèm khô cá: Chiên con khô cá sặc bổi cho vàng ươm. Thêm mớ đọt rau choại đã luộc chín, kèm với chén mắm me. Mà có xị đế nữa thì cuộc đời như chốn bồng lai.
- Đoạt choại xào tép: Bữa nào má đi chợ mua được ít tép bạc là kiểu gì tụi nhỏ cũng chạy u ra mé sông bẻ ít rau choại. Đĩa rau choại xào dầu xanh mướt, mấy con tôm bạc óng ánh màu đỏ gạch, thêm ít tiêu cho nó đủ vị. Món này găp khách quý mới đãi đó nghen.
- Rau choại ăn với lẩu mắm: Rau nhúng lẩu của dân miệt vườn toàn là những loại rau đồng cỏ dại. Là mớ ngó sen, vài bông lục bình, mớ rau càng cua, thêm nắm đọt chọai nữa thì còn gì bằng.
Một số tác công dụng của rau choại trong ký ức người miền tây
Cái thời mà chưa có dây cước, dây kẽm như bây giờ, dây rau chạy phải nói là rất hữu ích. Người dân xứ Đồng Tháp Mười tụi tui toàn đi cắt mớ dây chạy này về làm dây buộc và bện rỗ rá, làm nộm đánh cá…Loại dây già được bà con cắt về phơi khô để dành những lúc sửa nhà, buộc cột, kèo, đòn tay rất chắc. Cái loại dây này rất dai và bền, chịu phèn cực tốt. Có dây dài tới cả chục mét.
Có xóm chuyên đi cắt loại dây chạy này về, phơi khô rồi đem ra chợ bán. Vậy mà cũng thành cái nghề để họ kiếm sống đủ cơm, áo qua ngày. Sau này cuộc sống hiện đại, cái nghề này dần mai một rồi biến mất.
Ngoài ra, một vị thuốc từ đọt choại mà bà con miệt vườn hay dùng đó là trị cảm sốt. Đem mớ rau choại giã nhuyễn, thêm ít muối rồi vét lấy nước uống để hạ sốt cho người bệnh.
Thế mới thấy, thiên nhiên quá ưu đãi cho miền tây. Những loại rau dại ngoài đồng vừa là những món đặc sản dân giã, vừa có ích rất nhiều cho đời sống hàng ngày. Và thêm vào đó có thể làm những vị thuốc quý giúp bà con thoát khỏi những cơn bạo bệnh nơi rừng thiên nước độc.
Bài viết liên quan: