Mục Lục
Chiếc Khăn Rằn Mộc Mạc Trở Thành Biểu Tượng Của Văn Hóa Nam Bộ
Từ thuở khai hoang, mở cõi đến nhịp sống hiện đại ngày nay. Có một thứ vẫn cứ gắn liền với đời sống của người miền tây sông nước. Đó là chiếc khăn rằn mộc mạc. Lúc thì thân thương khi là chiếc khăn đội đầu để che nắng, ngăn mồ hôi những lúc làm việc đồng án. Nhưng khi cần nó cũng là thứ vũ khí lợi hại trên bước đường chống giặc xâm lăng. Rồi có lúc nó nhẹ nhàng trìu mến bên các chàng trai, cô gái nói lời hò hẹn. Sức sống của chiếc khăn rằn nam bộ ngày nay còn vươn xa đến tận trời âu.
Lịch Sử Của Chiếc Khăn Rằn
Theo Wikipedia tiếng Việt, khăn rằn đọc là Krama có nguồn gốc từ người Khmer, Campuchia. Theo dòng thời gian và quá trình giao thao văn hóa mà nó được bà con Người Việt đón nhận. Quá trình sử dụng bà con đã biến chúng thành một nét đặc trưng của riêng mình.
Khăn rằn có lịch sử hình thành từ thế kỷ 17, dựa trên tính ngưỡng của đạo Hindu. Theo đó người Khmer bản địa theo tín ngưỡng này thờ ba vị thần đó là: Thần Brahma, Thần Vishnu và Thần Shiva. Trong đó thần Vishnu là vị thần hiền hòa luôn che chở con người. Thần Vishnu thường xuất hiện với hình ảnh cưỡi Rắn thần Naga. Với lòng tôn kính và tin tưởng vào sự chở che của thần Vishnu, được Khmer đã sáng tạo ra khăn Krama.
Khăn được dệt từ những sợi chỉ đen trắng vuông góc với nhau, tạo hình ô vuông, rằn ri đẹp mắt. Họa tiết rằn ri đen trắng tượng trưng nhưng những chiếc vẩy rắn. Khi cột chiếc khăn này trên đầu, người Khmer tin rằng Rắn thần Naga và Thần Vishnu đang hiện diện bên mình. Từ đó họ yên lòng hơn trong cuộc sống vào thời kỳ vẫn còn nhiều bi ẩn về Thần, Phật, Quỷ, Yêu.
Người Việt vốn đa phần theo đạo Phật nên họ cũng không quá hình tượng chiếc khăn rằn với một vị thần nào cả. Từ đó bà con miền biến tấu chúng đôi chút với những màu sắc khác nhau. Có thể là nâu trắng, xanh ngọc trắng….Vì thế mà đây là vật dụng mà các cụ, thanh niên, nam, nữ đều sử dụng được. Từ đó khăn rằn gắn bó gần gũi hơn với đời sống thường ngày của bà con nam bộ. Rồi nó lại được đưa vào lời thơ, câu hò của người miền tây một cách tự nhiên.
Khăn Rằn Gắn Liền Với Hình Ảnh Cuộc Sống Đời Của Người Nam Bộ
Chiếc khăn rằn cực kỳ đa năng, nó được người miền tây luôn mang bên mình. Những buổi làm đồng nắng oi ả, khăn được bà con đội lên đầu để che bớt cái nắng gắt. Chiếc khăn được khéo léo cột ngang tai, hai đầu khăn phía trước trán. Những giọt mồ hôi được khăn hút trọn, ngăn không cho chảy xuống mặt. Đến lúc nghỉ ngơi, bà con mới mở khăn ra để lau mặt và chấm mồ hôi.
Những cô gái cực kỳ thích chiếc khăn đơn giản mà xinh xắn này. Xúng xính trong bộ đồ bà ba, lúc nào các cô cũng quàng một chiếc khăn rằn quanh cổ. Nó như là một thứ phụ kiện để tạo thêm điểm nhấn cho nét xuân thì.
Những anh chàng thanh niên thì thường cột khăn ngang thắt lưng. Vừa tạo vẻ mạnh mẽ, có phần oai phong. Vừa có thể giắt nông cụ những lúc đồng án.
Các cụ thì xem khăn như vật bất ly thân. Những lúc mệt mỏi thì khăn dùng chấm mồ hôi. Mà tuổi già mau nước mắt, các cụ lại đưa khăn lau vội để con cháu nó cười. Khăn còn dùng như một loại khăn tắm, vì nó hút nước rất tốt mà mau khô
Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, đâu thể quên ” Đội Quân Tóc Dài ” của miền tây. Những nữ dân quân rắn rỏi với” đồng phục ” là chiếc khăn rằn mỏng manh. Những lúc im tiếng súng, khăn như là người bạn bên mình. Nhưng khi đối mặt với kẻ thù, khăn có thể là một vũ khí rất lợi hại. Có thể dùng siết cổ kẻ thù hay trói, cột tù binh.
Chiếc khăn rằn mỏng manh ấy lại là một vũ khí có tính sát thương rất đáng gờm. Võ Khăn Rằn độc đáo với bài ” Đảo Vũ Thiên Cân ” sẽ cho bạn thấy được uy lực của nó.
Khăn Rằn Được Hình Tượng Hóa Trong Văn Hóa Nam bộ
Chiếc khăn với những họa tiết ô vuông, trắng đen đơn giản là vậy nhưng lại được xem như là một biểu tượng cho văn hóa nam bộ. Đó là sự ngay thẳng, can trường, mộc mạc nhưng cũng vô cùng tinh tế của người miền tây sông nước.
Cái nét mộc mạc mà vô cùng duyên dáng của người miền tây thể hiện trong câu hò, lời hát. Họ có sao nói vậy, câu hò cũng như những lời nói từ đáy lòng mình:
“ Khăn rằn nhúng nước ướt mem
Do anh chậm bước nên em có chồng “
Hay để diễn tả cái nét thướt tha của người con gái miền nam với chiếc khăn rằn, có câu:
“Bước lên xe đầu đội khăn rằn
Dáng đi yểu điệu, ngồi gần say mê “
Cái nét can trường của người miền tây gắn với hình ảnh những người anh hùng giải phóng. Họ là những người lính áo vải với chiếc khăn rằn quàng cổ, nhưng khí thế ngút trời. Đó là Nữ Tướng Nguyễn Thị Định với ” Đội Quân Tóc Dài ” huyền thoại của phong trào Đồng Khởi, Bến Tre. Đó là người Phi Công, AHLLVT, Đại tá Nguyễn Văn Bảy.
Khăn rằn, áo bà ba, nón lá là ước điệu cho vẻ đẹp của người con gái nam bộ. Trong đó khăn rằn có sức sống mãnh liệt hơn cả. Nó được thế hệ trẻ đón nhận nhiệt tình. Khăn rằn nam bộ được biến tấu thành những phụ kiện thời trang hết sức đẹp mắt. Cái họa tiết ca-rô trắng đen này được giới trẻ lăng xê với những bộ trang phục, áo dài, túi xách, cột tóc cực sành điệu. Không thể không kể đến hành trang của giới trẻ khi đi du lịch luôn có một chiếc khăn rằn bên mình.
Thậm chí nó đã vượt qua giới hạn biên giới. Nó được khách du lịch quốc tế, bạn bè năm châu yêu thích. Với chiếc khăn rằn họ nhận diện ngay đó là một phần của Việt Nam.
Ms Trúc
Bài viết liên quan: