Độc Đáo Làng Nghề Dệt Choàng Hơn Trăm Tuổi Ở Đồng Tháp

lang-nghe-det-choang-long-khanh

Độc Đáo Làng Nghề Dệt Choàng Hơn Trăm Tuổi Ở Đồng Tháp

Xứ Đồng Tháp có một làng nghề khá độc đáo và đã tồn tại đến cả trăm tuổi. Đó là Làng Nghề Dệt Choàng xã Long Khánh A, Huyện Hồng Ngự. Với sản phẩm chính là những chiếc khăn rằn hay gọi là khăn choàng được ưa thích cả miền lục tỉnh xưa. Ngày nay làng nghề này vẫn tiếp tục phát triển và được công nhận là Di Sản Phi Vật Thể Quốc Gia.

Lịch sử hình thành của làng nghề dệt choàng độc đáo này

Ít ai biết rằng, những chiếc khăn rằn nam bộ thân thương được dệt từ một làng nghề tận đầu nguồn con sông Tiền. Nó nằm ở Xã Long Khánh A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Theo người dân địa phương, Làng nghề dệt choàng này đã tồn tại hơn cả trăm năm nay.

Các cụ cao niên kể rằng, trước đây làng nghề chủ yếu dệt thuê lụa Lãnh Mỹ A cho một làng nghề ở Tân Châu, An Giang. Sau đó nhận thấy chiếc khăn rằn dễ dệt và được sử dụng rất nhiều.  Nên một nhóm thợ đã chuyển qua dệt loại khăn choàng này. Sau đó các các hộ khác cũng chuyển qua dệt khăn rằn. Từ đó hình thành nên làng nghề độc đáo này.

lang-nghe-det-khan-ran

Từ lúc hình thành tới nay cũng đã ngót nghét trăm năm. Lúc hưng thịnh nhất của làng nghề là những năm đầu của thập niên 90. Lúc đó việc đồng án còn chủ yếu dựa vào sức người, nên bà con miền lục tỉnh ra đồng luôn có chiếc khăn rằn bên mình để che nắng, thấm mồ hôi. Thậm chí trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, họ vẫn có sẵn chiếc khăn này bên mình. Rồi cả trong những hội hè, văn nghệ…chiếc khăn rằn cũng hiện diện khắp nơi. Lúc đó làng nghề dệt choàng hoạt động cả ngày đêm cũng không đủ khăn giao cho khách. Bà con phải đặt trước năm ba tháng, tới mùa lúa mới có khăn mới dùng.

Những chiếc khăn rằn nam bộ nhìn rất đơn giản nhưng để làm ra nó là cả một quá trình vất vả. Từ khâu chọn chỉ, hấp chỉ, bột hồ, nhuộm, phơi…sau đó mới dệt. Nhưng công đoạn này ngày trước hoàn toàn làm thủ công nên rất vất vả. Chưa kể để dệt một chiếc khăn rằn có kích thước 50*160cm mất rất nhiều thời gian. Người thợ giỏi một ngày chỉ dệt được 50-60 khăn. Giá bán cũng không quá cao, nên nghề dệt khăn rằn này cũng chỉ vừa đủ nuôi sống các hộ gia đình làm nghề chứ khó làm giàu.

Thăng trầm của làng nghề dệt khăn rằn trong thời đại mới

Xã hội hiện đại hơn, cơ giới hóa dần thay thế sức người. Những con người miền tây lam lũ bên ruộng lúa cũng an nhàn hơn. Vì vậy mà chiếc khăn rằn thân thương dùng để che nắng, thấm mồ hôi cũng thành thừa thải. Làng nghề bắt đầu thưa tiếng dệt dần.

lang-nghe-det-choang-long-khanh

Thêm nữa những năm 2000, văn hóa Trung, Hàn…xâm chiếm tâm trí giới trẻ. Cái gu thẩm mỹ của giới trẻ đã khác hẳn. Cái khăn rằn đơn địu kia không thể nào làm hài lòng xu hướng cái đẹp mới được. Từ đó Làng nghề dệt choàng Long Khánh chỉ còn vài hộ bám nghề. Nhiều hộ khác đã cất khung, cửi lên các thành phố lớn kiếm sống

Hướng đi mới cho làng nghề

Nguy cơ về việc mất hẳn một làng nghề tồn tại hàng trăm năm hiện rõ. Nhưng các cấp chính quyền đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc bảo tồn làng nghề. Cùng với đó là sự cố gắng của những người nghệ nhân đi trước. Họ quyết tâm giữ lại cái nghề độc đáo này để truyền lại cho thế hệ mai sau. Các cơ quan chính quyền Tỉnh Đồng Tháp đã có những chương trình xúc tiến du lịch, giúp quảng bá hình ảnh chiếc khăn rằn nam bộ đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

chiec-khan-ran-cua-lang-nghe-det-choang

Trong khi đó các nghệ nhân cao tuổi đã dốc lòng truyền dạy cho lớp thợ trẻ nhiệt huyết hơn. Và cũng phải kể đến những ngườ trẻ nhiệt huyết, có tình yêu với chiếc khăn rằn này. Họ có kiến thức, có đủ phương tiện hiện đại hơn. Từ đó chung tay quảng bá về chiếc khăn rằn, về làng nghề độc đáo này.

Hiện nay chiếc khăn rằn không còn quá đơn điệu nữa. Đây cũng không còn là vật dụng chỉ dành che nắng, thấm mồ hôi cho những nông dân nữa. Những người thợ trẻ đã biết cách cải tiến mẫu mã, chất lượng để biến nó thành một món quà lưu niệm có ý nghĩa. Khăn rằn giờ được trưng bày trong những hội chợ, triễn lãm du lịch, quầy lưu niệm nhìn rất đẹp mắt. Chiếc khăn rằn còn được in thêu logo của các công ty, tổ chức giúp quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp rất tốt.

Ngoài dệt khăn rằn, làng nghề cùng đã đã đa dạng hóa sản phẩm của mình. Những cái áo dài, nón lá, túi xách, kẹp tóc…làm từ họa tiết khăn rằn cũng rất được yêu thích. Đây là một hướng đi mới giới giúp cho làng nghề có sức sống mới để theo kịp thời đại.

Di Sản Phi Vật Thể Quốc Gia

Với sức sống sức mãnh liệt của mình, cùng với những chiếc khăn rằn đã trở thành biểu tượng văn hóa của người miền tây. Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã công nhận Làng nghể dệt choàng Long Khánh A là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

le-don-nhan-di-san-phi-vat-the-quoc-gia

Đây là một tin rất đáng mừng cho những nổ lực không ngừng nghỉ của những người thợ tại làng nghề. Với sự công nhận này, hứa hẹn sẽ mở ra nhiều sự đột phá trong tương lai. Hy vọng những chiếc khăn rằn nam bộ sẽ hiện diện ở mọi miền tổ quốc. Xa hơn có thể được cả bạn bè thế giới lựa chọn.

Ước mơ có một ngày nào đó, chiếc khăn rằn nam bộ cũng được xem nhự một món quà lưu niệm cao cấp. Từ đó giúp bà con có thể làm giàu từ chính cái nghề do ông bà để lại.

Nhận In Thêu Logo Công Ty Trên Khăn Rằn Nam Bộ

Là một người con của mảnh đất Hồng Ngự, Trúc cũng yêu mến chiếc khăn rằn. Với ước muốn giúp chiếc khăn rằn đi xa hơn đến tận tay tất cả bà con. Nhiều năm nay Trúc cũng đã cố gắng giới thiệu đến tất cả khách hàng của Trúc trong và ngoài nước. Trúc rất vui nhận được lời khen ngợi từ bà con về chất lượng của những chiếc khăn rằn nam bộ này.

in-theu-logo-tren-khan-ran

Nếu quý cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu mua những chiếc khăn rằn có in, thêu logo của mình trên đó. Vui lòng liên hệ Trúc để được tư vấn nhiều hơn. Đây là một kênh quảng quá rất thích hợp và hiệu quả. Nó giúp thương hiệu của quý doanh nghiệp có cái nhìn thiện cảm hơn từ những người yêu thích văn hóa nam bộ.

LIÊN HỆ ĐẶC SẢN SEN HỒNG™

 Cửa hàng: 964/9 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp.HCM
 Cơ sở sản xuất: 1547 Ấp Phú Lợi A, Xã Phú Thuận B, Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp
☎️ Điện thoại: 0963904078 Ms Trúc- 0985652069 Mr Nghi
🌐Website: dacsansenhong.vn