Mục Lục
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Mà Các Mẹ Định Phải Biết
Ăn dặm là giai đoạn mà bất cứ bé nào cũng phải trải qua. Các mẹ cần biết rõ cần hiểu rõ những kiến thức về ăn dặm để giúp bé phát triển tốt và toàn diện trong tương lai. Trong đó thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp các mẹ chuẩn bị đầy đủ và cần thiết để khỏi bỡ ngỡ khi bé bước vào giai đoạn này.
Vì sao bé từ 6 tháng tuổi nên bắt đầu ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, từ 6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để cho bé ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác của bé đã dần hoàn thiện. Về trọng lượng chuẩn, lúc này bé đã tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bé là rất lớn.
Trong khi đó, sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất để cung cấp cho nhu cầu phát triển của bé. Lúc này bé cần được bổ sung lượng dinh dưỡng từ bên ngoài. Đây là thời điểm các mẹ nên tập cho bé ăn dặm để không làm chậm quá trình phát triển của bé. Đồng thời giúp bé làm quen các loại thức ăn khác nhau. Tránh việc bé phụ thuộc nhiều vào sữa.
Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá sớm
Tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) đã khuyến cáo, các mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Trước độ tuổi này thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và đã đầy đủ cho sự phát triển của bé.
Nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ra những tác hại sau đây:
- Khiến bé chán sữa mẹ sớm, ít bú. Từ đó dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có sữa mẹ mang lại. Gây ra các nguy cơ về tình trạng suy dinh dưỡng, giảm đề kháng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé.
- Các nguy cơ về tắc nghẽn đường hô hấp, tiêu hóa trong quá trình ăn của bé. Giai đoạn này hệ thần kinh của bé chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy phản xả nuốt của bé chưa thực hiện tốt. Thức ăn có thể đi lên mũi, hay xuống cổ họng quá nhiều, gây ra việc sặc hay nghẹn.
- Bé có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao. Vì lúc này dạ dày của bé chưa đủ enzym cần thiết để tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào. Từ đó gây ra các rối loạn về đường ruột như tiêu chảy, táo bón…Ngoài ra bé cũng dễ bị dị ứng các loại thức ăn.
- Việc dạ dày và thận phải làm việc quá mức để tiêu hóa thức ăn sẽ gây tổn hại cho các cơ quan này về sau.
Tác hại của việc cho bé ăn dặm trễ
Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất để cung cấp cho bé. Nếu vẫn trì hoãn việc ăn dặm cho bé sẽ khiến cơ thể bé thiếu dinh dưỡng. Từ đó gây ra tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng, giảm sút hệ miễn dịch.
Ngoài ra bé có nguy cơ dị ứng với các loại thức ăn cô đặc, cứng. Gây ra việc biếng ăn, ngán ăn, chậm lớn
Các dấu hiệu cho thấy bé 6 tháng tuổi sẵn sàng ăn dặm

Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên các mẹ cũng cần quan sát thêm những biểu hiện của bé thêm. Theo các bác sĩ khoa nhi, bé có các biểu hiện sau là đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm:
- Bé có thể tự ngồi dậy hoặc chỉ cần sự hỗ trợ nhẹ nhàng từ người thân.
- Bé có thể cố định phần đầu. Điều này giúp bé không bị nghẹn khi nuốt thức ăn.
- Bé có thể nhai bằng nướu. Thích thú với việc cắn ngón tay.
- Thích thú khi thấy người xung quanh ăn, uống. Có biểu hiện đòi hỏi.
- Bé vẫn đòi bú khi đã đủ ngày từ 8-10 cử.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Quá trình ăn dặm của bé là giai đoạn đầu đời bé làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Bé sẽ có những phản ứng nhất định. Vì vậy các mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau khi ăn dặm cho bé.
- Nguyên tắc ” Loãng – Đặc “: Các bé đã quen với sữa mẹ là dung dịch loãng. Nó cần thiết cho việc tiêu hóa khi hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Quá trình thực hiện các món ăn dặm cho bé 6 tháng, các mẹ nên tuân thủ Loãng trước Đặc sau. Tức là các mẹ nên bắt đầu với các món ăn có độ loãng nhất định. Sau đó dần dần tăng độ cô đặc trong các món ăn dặm của bé.
- Nguyên tắc ” Ít – Nhiều “: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm cũng cần tuân thủ nguyên tắc này. Bắt đầu với lượng thức ăn ít, vừa đủ cho bé làm quen. Sau đó tăng dần theo nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của bé.
- Nguyên tắc ” Ngọt – Mặn “: Sữa mẹ vốn có vị ngọt nhẹ, phù hợp cho việc tiêu hóa. Thực đơn ăn dặm cũng cần ưu tiên với các món ăn có vị ngọt trước. Sau khi bé đã quen dần có thể đổi sang các món ăn mặn như cá, tôm, cua. Hạn chế nêm muối cho bé trong giai đoạn đầu ăn dặm. Chỉ nên cho một ít bột nêm.
- Nguyên tắc ” Tô màu chén bột “: Thực đơn ăn dặm cho bé cần được đa dạng hóa với tất cả các nhóm thực phẩm. Điều này giúp bé không thiếu bất kì một vi chất nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời hạn chế việc dị ứng đối với bất kỳ một loại thức ăn nào về sau.
- Nguyên tắc ” Không ép bé “: Các mẹ cần kiên nhẫn khi bé quấy khóc, không chịu ăn. Cố gắng tạo không khí vui vẻ cho mỗi bữa ăn. Nếu các bé khó chịu, quấy khóc có thể ngưng để bé quên lãng rồi mới bắt đầu cho ăn lại. Không nên ép bé ăn, hoặc la mắng.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng trong việc nuôi dạy trẻ từ kinh nghiệm của ông, bà để lại. Theo đó, thực đơn ăn dặm được chế biến từ các loại rau củ, tôm, thịt…hầm nhuyễn với bột hoặc cháo.
Sau đây là gợi ý các món cháo ăn dặm tốt cho bé 6 tháng theo phương pháp truyền thống
- Cháo thịt heo kết hợp rau mồng tơi.
- Cháo cá lóc kết hợp bí đỏ
- Cháo cua kết hợp rau bồ ngót
- Cháo lươn kết hợp cà rốt
- Cháo ếch kết hợp hạt sen
- Cháo cá hồi cà chua, bắp
- Cháo ruốc ( Chà bông cá lóc, chà bông thịt heo ) kết hợp rong biển tách muối
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng
Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp mới, được các bố mẹ trẻ áp dụng ngày càng nhiều. Đây là phương pháp mà các bé là người quyết định thực đơn ăn dặm cho mình. Ba mẹ chỉ hỗ trợ chọn lựa thức ăn phù hợp và cung cấp cho bé.
Dưới đây là thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp BLW
Bài viết liên quan: