Mỗi Con Khô Gửi Đi Là Cả Hồn Quê

dac-san-sen-hong

Khô cá miền tây là cả Hồn Quê

Nói đến Miền lục tỉnh ngày xưa vừa có cái gì đó mang vẻ huyền bí nhưng cũng không kém phần dân dã. Văn hóa và con người miền lục tỉnh thật sự có rất nhiều thứ cuốn hút người khác khi đặt chân đến vùng đất này. Đặc biệt là ẩm thực với các đặc sản hết sức dân dã và độc lạ theo đời sống sông nước ở đây. Một trong những món đặc sản nói trên thì món “khô” là một trong những món được người miền tây trân quý nhất. Khô cá miền tây không thật sự quá sang trọng hay đặc biệt nhưng nó là một trong những món sẽ được người miền tây dùng đãi khách quý và làm quà cho khách phương xa.

dac-san-sen-hong

Có thể nói Khô chính là món đặc sản mang tính sáng tạo và thể hiện nó nét tính cách của người miền tây

Hãy cùng Đặc Sản Sen Hồng đi tìm hiểu về một trong những đệ nhất đặc sản miền tây này nhé.

Nguồn gốc con khô của miền tây

Theo lời ông bà kể lại, xưa theo bước chân nam tiến, các thế hệ đi trước từ miền ngoài vào ” không có miếng đất chọi chim “, vùng đất nam bộ xưa với địa hình chủ yếu là các vùng đất ngập nước bị bao phủ bởi lau sậy, các cánh rừng tràm, đước rộng lớn. Họ từng bước biến vùng đất với ” Mũi kêu như sáo thổi/đĩa lờn tựa bánh canh” thành vùng đất trù phú như ngày nay.

Trong quá trình khai khẩn, mở mang bờ cõi ấy họ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên thiên nhiên cũng đã ban tặng cho vùng đất này không ít ưa đãi. Không vùng đất nào mà đất đai phì nhiêu, tôm cá nhiều như nơi đây. Các ông, bà kể lại rằng ngày xưa ” cái đầu con rô to bằng bàn tay người xòe “, cá dưới nước nhiều tới mức ” cá trồi lên mặt nước táp mồi như nồi cơm sôi sùi bọt “. Vì vậy có người gọi vui vùng đất này là vùng đất ” Trên cơm dưới cá” để miêu tả về sự trù phú của vùng đất mới này.

nguon-goc-kho-ca-loc
Bà con phơi khô cá lóc

Vào cuối năm, mùa gió chướng non thổi về thì cứ ra đồng đào hầm, vét mương để bắt cá nhảy hầm. Cá nhiều quá chở chả ghe, đựng trong thùng thiếc, cần xé. Nhà nào cũng rộng cả lu, hoặc đào hầm gần nhà để rọng ăn dần. Cũng có người nghĩ đến việc làm sạch, bỏ ruột, ướp muối rồi đem phơi.

Vào những ngày mưa, cả nhà quay quay quần với mâm cơm trắng cùng mấy con khô nướng hoặc chiên. Cái cảm cảm giác thật khó mà diễn tả thành lời.

Con khô  của người nam bộ ra đời từ đó.

Con khô chỉ là món của dân nghèo

Ngày đó, con khô chỉ xuất hiện trong bữa cơm của dân cày, người nghèo. Còn bọn địa chủ, phú hộ thì lại thích các món sơn hào hải vị lai tây, lai tàu khác.

Chính vì vậy mà con khô ít khi được chế biến cầu kỳ. Nó chỉ cần được nướng sơ trên bếp than củi, hay chút mỡ heo để chiên qua là có ngay bữa cơm thật ngon lành rồi. Riêng hôm nào có khách quý thì cầu kỳ một chút nữa, người ta có thể hái thêm ít rau đồng như sầu đâu, bông lục bình hay trái xoài chua là đủ để khách xuýt xoa rồi.

Một sạp khô ở Châu Đốc
Một sạp khô ở Châu Đốc

Đấy chính là cái dân dã, cái mộc mạc khi nói về con khô. Có thể nói “khô” là đặc sản của những người nông dân châm lấm tay bùn của vùng đất này.

Người giàu săn tìm khô cá miền tây

Năm tháng trôi qua, miền lục tỉnh xưa nay đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Đường lộ chạy tới ngõ từng nhà, điện đường sáng cả xóm, xe hơi chạy đầy lộ. Những cánh đồng ngập nước, những con kênh, con rạch được san lấp để thay thế bởi những công trình nhà cửa, những trung tâm thương mại…Các loại cá tôm bắt đầu thưa dần.

Người nông dân giờ cũng biết làm kinh tế, đời sống cũng cải thiện rất nhiều. Tuy ở nhà cao cửa rộng nhưng họ vẫn hoài niệm về những thứ xưa cũ. Mà bữa ăn với những con khô đã in đậm trong tâm trí mỗi người.

Người dân lục tỉnh giờ cũng tỏa đi làm ăn khắp mọi miền. Họ càng ngày càng thành công hơn với cuộc sống xa quê. Tuy nhiên đĩa khô lóc trộn với lá sầu đâu vẫn làm họ khoắc khoải hình bóng quê nhà.

Đấy là vì sao con khô giờ là đặc sản được rất nhiều người tìm đến. Có thể nói khô cá là một trong những đệ nhất đặc sản miền tây.

“Hồn quê” được gửi gắm theo từng con khô

Giờ đây khô cá lóc, khô cá sặc bổi, khô rắn, vũ nữ chân dài, các loại mắm… là một trong những đặc sản miền tây được nhiều người tìm đến như để ôn lại chút kỷ niệm hay làm quà biếu cho khách quý. Người nông dân quê mình lại có thêm một cái ghề nữa là “nghề làm khô, lằm mắm”. Các làng nghề giờ mọc lên cũng khá nhiều như làng khô cá lóc Phú Thọ-Đồng Tháp, Làng khô cá sặc Khánh An-An Giang…Mỗi làng nghề đều cố gắng đưa đến cho thực khách những con khô ngon lành nhất những vẫn giữ được cái mộc mạc như chính ” Hồn Quê” của mình.

Có dịp ghé qua cù lao Phú Thuận, Huyện Hồng Ngự bà con cũng dễ dàng tìm thấy rất nhiều dàn phơi khô dọc hai bên đường. Ở đây bà con có thể ghé thăm cơ sở khô cá của Chị Trúc-Một trong những cơ sở chế biến khô có tiếng và được rất nhiều khách thập phương biết đến.

dac-san-sen-hong-kho-ca-tra
Chị Trúc đang giới thiệu về sản phẩm của mình

Chị luôn tỏ ra tâm đắc với công việc của mình. Theo chị cuộc sống bộn bề quá nên con người đâu có thời gian dừng lại để thưởng thức thứ gì đó gọi là kỷ niềm cho riêng mình. Vì vậy vơi mỗi con khô được gửi đi, chị luôn tỉ mĩ, cẩn thận để người nhận có thể nếm lại chút ” Hồn Quê “-Thứ mà họ đang dần đánh mất theo năm tháng.

LIÊN HỆ ĐẶC SẢN SEN HỒNG™

 Cửa hàng: 964/9 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp.HCM
 Cơ sở sản xuất: 1547 Ấp Phú Lợi A, Xã Phú Thuận B, Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp
Điện thoại: 0985652069
Wesite: dacsansenhong.vn